Tại sao có những người thích về tâm linh và có người thích vui chơi, đi thăm viếng nhiều nơi, hoặc thích hưởng thụ?
Tâm thức có nhiều tầng.
Tầng phía dưới thì nhiều người hơn. Họ thich đi ăn uống.
Tầng lầu thích thiên nhiên thì ít người hơn.
Tầng lầu cần sự tĩnh lặng càng ít hơn nữa.
Tầng lầu muốn giác ngộ thì rất ít, không có bao nhiêu người.
Khi tu mình chấp nhận những tầng lầu của người khác. Thầy không khuyên các bác lên tầng lầu cuối cùng. Như trẻ con thì thích chơi đùa, vui vẻ, lớn tuổi thì biết thời gian sống của mình không vô tận, mà có con số (thọ giả tướng). Khi đó mình muốn dùng thời gian sống của mình để làm việc có ý nghĩa.
Có một anh nói với Thầy rằng anh rất bận vì công việc làm, không có thời gian cho vợ con. Anh làm nhiều và rất vui khi đến cuối năm được lảnh bonus. Vài năm sau, anh cho biết là có nhiều thay đổi trong việc làm, anh không còn được trọng dụng vì lớn tuổi rồi, anh còn sợ bị mất việc. Anh chuyển sang sinh hoạt với vợ nhiều hơn vì vợ anh sợ anh buồn nên chăm sóc và rủ cùng đi làm từ thiện. Khi đó anh hỏi Thầy ‘tại sao Thầy không nói cho con biết trước đó’. Thầy không nói vì khi đó anh ở đúng tầng lầu của anh.
Hình ảnh liên hoa mọc lên cao và mở ra, xoắn lên rất hay. Mỗi người chúng ta có mức độ phát triển khác nhau.
Làm sao biết là sự phát triển của chúng ta đã đến mức cực độ, cần phải lên cao hơn hay mở rộng ra? Có nhiều dấu hiệu.
1. Mình bực tức, khó chịu, không vui. Đụng việc là lẫy, là giận.
Khi đó, chúng ta nên biết là cần đổi lên tầng cao hơn, tức là phải tu thiền định và cần phải mở tâm hơn. Thông thường khi mình không mở tâm được, không lên được tầng cao hơn thì luôn bực bội. Nếu giải pháp lúc đó là đi chơi cho nhiều để giải trí thì lại khiến các người đi chung không vui vì mình khó chịu: sao dậy sớm quá vậy, sao hẹn mà đến trễ quá vậy, sao cứ phải mua quà nhiều như vậy, …
Khi chúng ta không có nhiều bực bội thì tức là tầng lầu hiện nay còn thích hợp với chúng ta. Khi đó mà tu để tiến lên tầng trên thì dễ dàng vì còn nhiều không gian. Nếu chờ đến lúc có nhiều bực bội thì sẽ khó khăn hơn, nhiều khi sức khoẻ không cho phép để mình tu thiền định sâu hơn.
2. Không muốn nói chuyện, không có chuyện gì để chia sẻ với người khác.
Người đó kẹt về chiều ngang của sự phát triển.
3. Không muốn làm gì cả, đi vào trạng thái giống như bệnh trầm cảm (không phải là bệnh trầm cảm do những hoá chất trong người có vấn đề).
Không muốn làm, không muốn chơi, không muốn nói, dường như hết năng lượng. Khi đó tâm thức thu nhỏ lại thay vì mở ra.
Chúng ta cần phải hiểu biết những dấu hiệu trên để không bị kẹt.
Kommentarer